Lịch sử phát triển

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 

CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH- TRUYỀN HÌNH TUYÊN HÓA 

    Trải qua từng giai đoạn lịch sử cách mạng Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn luôn coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị cho mọi người dân vì đây là vấn đề then chốt tạo tiền đề cho việc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

      Hiện nay, công tác báo chí, tuyên truyền được thể hiện bằng nhiều hình thức, đó là: Báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử v.v… Nhưng trong thời kỳ chiến tranh các phương tiện thông tin tuyên truyền còn quá ít, thiếu thốn. Chỉ có báo nói là phương tiện chuyển tải nhanh nhất, kịp thời nhất và giữ vị trí hết sức quan trọng trong giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ. Qua làn sóng của Đài TNVN thì các thông tin, diễn biến trong ngày trên khắp các mặt trận đều đến tận mọi người dân không những trong nước và ra cả thế giới. Còn báo viết trong điều kiện lúc bấy giờ công tác phát hành, vận chuyển về cơ sở là rất khó khăn chậm trễ có khi mất cả hàng tuần, hàng tháng.

       Trước yêu cầu đó, tháng …năm 1965 Đài Truyền thanh Tuyên Hóa được thành lập, thuộc phòng Bưu điện – Truyền thanh huyện Tuyên Hóa. Về nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật trực thuộc Ty Bưu điện tỉnh Quảng Bình quản lý. Sinh hoạt Đảng và các đoàn thể tại Chi bộ phòng Bưu điện và Truyền thanh huyện. Nhiệm vụ của Đài trong thời kỳ này chủ yếu tiếp âm Đài TNVN truyền tải qua hệ thống đường dây loa phục vụ nhu cầu nghe thông tin của nhân dân trên địa bàn. Còn về nội dung tuyên truyền, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của đảng bộ, chính quyền cấp huyện do Ban Tuyên giáo Huyện ủy chỉ đạo phòng VHTT huyện thực hiện phát thanh trên Đài khi cần thiết.

       Đài truyền thanh Tuyên Hóa đầu tiên được xây dựng tại xóm Xuân Hóa, thôn Cổ Cảng, xã Mai Hóa cùng với các cơ quan của huyện. Trụ sở của Đài được tiến hành xây dựng từ quý 3 năm 1965 và đến ngày 19/5/1966 hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng. Đài gồm có 3 cán bộ, do đ/c Trương Hữu Trược làm Trưởng Đài.

      Những ngày đầu, hoạt động còn gặp không ít khó khăn, cơ sở vật chất gồm 1 ngôi nhà gỗ lợp lá 3 gian. Trong đó 1 gian làm nhà hầm đặt trạm máy tăng âm với công suất 100W, đồng thời vừa làm nhà ở và làm việc cho cán bộ; 1 nhà hầm đặt máy phát điện 3kw; một hệ thống đường dây 10km (cột gỗ) vượt sông Trổ với số lượng 15 chiếc loa nén Trung Quốc 25w được mắc phân bổ đều cho 2 thôn Cổ Cảng và Xuân Mai, xã Mai Hóa và 2 thôn Minh Cầm Nội và Minh Cầm Trang thuộc xã Phong Hóa.

       Trong giai đoạn này chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ ngày càng leo thang ác liệt, vì vậy nhiệm vụ tuyên truyền lại càng hết sức quan trọng và cần thiết. Trong lúc điều kiện khó khăn thiếu thốn thiết bị vật tư. Ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, cán bộ Đài đã tự xoay xở đi thu hồi dây và sứ cũ của thời kỳ Pháp để lại theo tuyến đường tàu từ ga Minh Cầm về ga Lệ Sơn, để kéo mở rộng thêm hệ thống đường dây, loa từ Mai Hóa về xóm Trúc, xã Tiến Hóa, vượt qua sông phục vụ cho bà con nhân dân thôn Lâm Lang, Uyên Phong, Kinh Châu xã Châu Hóa. Khi có thêm hệ thống đường dây, số lượng loa tăng thêm, phục vụ cho nhân dân được nghe thông tin nhiều hơn nên nhân dân vô cùng phấn khởi. Trong thời điểm này Đài cũng đã nhận được sự cộng tác tích cực của các cộng tác viên gửi đến các tin bài phản ánh trên tất cả các lĩnh vực của đời sồng xã hội để phát trên sóng phát thanh.

      Tại hội nghị tổng kết ngành truyền thanh tỉnh năm 1967, đ/c Đặng Gia Tất – Phó bí thư tỉnh ủy – Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Bình đã đến dự và phát biểu chỉ đạo. Đ/c đã đánh giá cao vai trò của công tác truyền thanh đối với đời sống xã hội nhất là thời kỳ đất nước ta bước vào giai đoạn ác liệt chống Mỹ cứu nước. Đồng thời đ/c giao trách nhiệm cho những người làm công tác truyền thanh trong lúc này cần phải thực hiện tốt khẩu hiệu “Đứt dây như đứt ruột, gãy cột như gãy xương, máy hỏng là toàn thân tê liệt”, hoặc “Một đêm Đài không nói coi như đêm đó bị cướp chính quyền”. Thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra mỗi cán bộ làm công tác truyền thanh lúc bấy giờ đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngại hy sinh gian khổ trước sự tàn phá ác liệt của không lực Hoa kỳ, khi máy bay đánh phá nơi nào có hệ thống đường dây, loa truyền thanh hư hỏng thì lập tức cán bộ của Đài đã có mặt trực tiếp nối lại dây, dựng lại cột, sửa loa để tiếng nói của Đảng trên sóng phát thanh Đài TNVN đến với nhân dân kịp thời.

      Cuối năm 1968 Đài TT huyện có sự thay đổi về công tác tổ chức và quản lý hoạt động. Đài được bàn giao từ Ty Bưu điện – Truyền Thanh tỉnh Quảng Bình sang trực thuộc Ty Thông tin văn hóa tỉnh Quảng Bình. Về kinh phí và nghiệp vụ kỹ thuật do phòng quản lý kỹ thuật truyền thanh tỉnh trực thuộc Ty Thông tin- Văn hóa. Về sinh hoạt Đảng, các đoàn thể quần chúng do huyện quản lý.

     Thời điểm này cũng có sự thay đổi  về công tác tổ chức, cán bộ: Một đồng chí chuyển về Đài truyền thanh Đồng Hới và điều 1 đ/c từ Đài TT Quảng Trạch lên Đài TT Tuyên Hóa.

     Tháng 10 năm 1968 chiến tranh ác liệt, máy bay Mỹ ném bom trúng trụ sở của Đài Truyền thanh huyện. Nhà cửa, máy phát móc bị cháy và hư hỏng nặng. Sau đó theo chỉ đạo của Thường vụ huyện ủy  Đài phải sơ tán về địa điểm mới để tiếp tục công tác tuyên truyền. Địa điểm chuyển đến là xóm Liên Sơn, thôn Cổ Cảng, xã Mai Hóa.

      Tháng 4 năm 1971, Đài lại chuyển về vùng Yên Thế, xóm Tây, thôn Xuân Mai (Mai Hóa).

      Năm 1974, Đài lại chuyển lên đồi Cồn Nghệ, thôn Cổ Cảng, xã Mai Hóa. Trong 7 năm từ 1968  đến 1974 do chiến tranh đánh phá ác liệt, để đảm bảo an toàn cho hoạt động, trụ sở Đài phải di chuyển đến 3 lần. Cùng năm 1974 Đài TT huyện lại có sự thay đổi tổ chức cán bộ. Ty Thông tin – Văn hóa điều động đ/c Trương Hữu Trược về công tác tại xí nghiệp Truyền thanh Đồng Hới, quyết định đ/c Nguyễn Hải Đô làm trưởng đài. Thời điểm này Đài TT Huyện có 3 người. Trong giai đoạn này bộ máy quản lý là Ty thông tin văn hóa tỉnh Quảng Bình. Đài sinh hoạt Đảng tại chi bộ UBHC huyện Tuyên Hóa, các tổ chức đoàn thể do UBHC huyện quản lý. Nhiệm vụ chủ yếu vẫn là tiếp âm chương trình Đài TNVN, phát lên hệ thống loa truyền thanh để phục vụ nhân dân.

      Đến tháng 6 năm 1977 do tình hình sáp nhập, chia tách huyện – 8 xã vùng dưới của huyện Tuyên Hóa chuyển về nhập huyện Quảng Trạch. Số xã còn lại sáp nhập với huyện Minh Hóa thành huyện Tuyên Hóa. Do đó toàn bộ cơ sở của Đài Tuyên Hóa bàn giao về Đài Truyền thanh Quảng Trạch. Đội ngũ cán bộ một số chuyển về Đài Truyền thanh huyện Quảng Trạch, một số chuyển lên huyện Tuyên Hóa mới tại Đồng Lê sát nhập với Đài TT huyện Minh Hóa cũ. Thời điểm sát nhập thành Đài TT huyện Tuyên Hóa từ năm 1977 – 1982 gồm có 11 cán bộ. Đồng chí Đinh Luật Đàn – làm Trưởng Đài.

      Trước yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra trên cơ sở nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng, Giai đoạn này Đài TT huyện được phân cấp thành lập 2 bộ phận: Tổ nội dung chịu trách nhiệm viết tin, bài và xây dựng chương trình phát thanh, phát vào 3 buổi trong ngày. Tổ kỹ thuật chịu trách nhiệm các thiết bị kỹ thuật truyền dẫn để phát chương trình Đài huyện và tiếp âm Đài TNVN. Tất cả hoạt động của Đài huyện do Huyện ủy và UBND huyện quản lý. Về ngành dọc trực thuộc Đài Phát thanh Bình- Trị – Thiên. Nhiệm vụ chính trị của Đài thời kỳ này cũng được nâng lên: Tuyên truyền, Phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cổ vũ động viên phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt việc tốt trong lao động sản xuất và chiến đấu.

      Đầu năm 1983 do yêu cầu về công tác cán bộ, đ/c Đinh Luật Đàn chuyển công tác về ban thi đua huyện. đ/c Nguyễn Minh Đức – được bổ nhiệm làm Trưởng Đài. Đội ngũ cán bộ gồm có 11 người, hình thành 2 tổ Nội dung và Kỹ thuật.

     Năm 1987 đồng chí Nguyễn Minh Đức chuyển công tác vào huyện Bố Trạch, đồng chí Đinh Thanh Niêm công tác tại Ban Tuyên giáo huyện ủy được điều động và bổ nhiệm làm Trưởng Đài. Biên chế Đài Truyền thanh Tuyên Hóa thời kỳ này có 12 người.

     Năm 1989 chuẩn bị công tác chia tách hai huyện Tuyên Minh, đồng chí Đinh Thanh Niêm xin nghỉ hưu, Đ/c Đinh Minh Mận – được bổ nhiệm làm Trưởng đài TT huyện. Trong giai đoạn này Đài TT huyện dưới sự quản lý của huyện từ biên chế con người đến Ngân sách hoạt động  do UBND huyện quyết định. Đối với ngành dọc từ cuối năm 1989 do Đài PT tỉnh Quảng Bình quản lý nghiệp vụ. Nhìn chung trong những thời kỳ này cơ sở vật chất của Đài rất khó khăn, điều kiện hoạt động thiếu thốn.

      Đến đầu năm 1990 tỉnh QB có chủ trương chia tách huyện Tuyên Hóa cũ thành 2 huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa, số cán bộ quê ở Minh Hóa đều chuyển về Đài TT Minh Hóa, Đồng chí Đinh Minh Mận chuyển vào làm trưởng Đài Minh Hóa. Đ/c Nguyễn Hải Đô- được bổ nhiệm Trưởng Đài huyện Tuyên Hóa. Thời kỳ này biên chế cán bộ Đài TT Tuyên Hóa chỉ còn 5 người. Do yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền của huyện, Đài được tuyển thêm 3 người để phục vụ Trạm trung tâm Đồng Lê và khu vực xã Mai Hóa.

      Năm 1993 do thay đổi về bộ máy quản lý Đài TT Tuyên Hóa chuyển giao từ UBND huyện về trực thuộc Đài PT- TH tỉnh. Toàn bộ từ tổ chức biên chế đến kinh phí hoạt động do Đài tỉnh quản lý. Chi bộ đảng trực thuộc huyện ủy Tuyên Hóa, các tổ chức đoàn thể do Đài tỉnh quản lý.

     Đến năm 1993 do nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân sự nghiệp TTTH của huyện ngày càng phát triển. Đài TT huyện Tuyên Hóa được Nhà nước đầu tư xây dựng thêm 1 trạm phát lại Truyền hình tại khu vực trung tâm huyện (TT. Đồng Lê) với công suất máy phát 100W, lắp đặt cột Angten cao 30m để phục vụ nhân dân trong địa bàn thị trấn và một số xã lân cận được xem truyền hình và Đài Truyền thanh  huyện được đổi tên thành Đài Tuyền thanh-Truyền hình huyện Tuyên Hóa.

      Sau khi có Trạm phát lại Truyền hình, Đài được trang cấp đầu tư Camera để ngoài việc viết tin, bài xây dựng chương trình phát thanh, Đài còn làm thêm nhiệm vụ mới là làm tin, phóng sự Truyền hình để gửi phát trên sóng Đài PT-TH Quảng Bình. Đây là một công việc hết mới mẽ và khó khăn của Đài huyện, vì cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật lúc bấy giờ còn thiếu thốn. Nhưng với lòng nhiệt tình và yêu nghề, say mê học hỏi đội ngũ cán bộ không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, chuyên môn nghiệp vụ, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách và đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.

      Do công suất máy phát hình còn yếu diện phủ song không thể đến được cho các xã vùng dưới nên đến năm 1995, Đài TT-TH Tuyên Hóa lại được đầu tư xây dựng thêm 1 trạm phát lại Truyền hình tại khu vực Mai Hóa với công suất 200W, phủ sóng cho các xã từ Thạch Hóa về Văn Hóa, tạo điều kiện cho nhân dân các xã được xem truyền hình.

     Trong 2 năm 1996- 1997 Đài huyện được đầu tư  xây dựng tiếp 2 trạm phát lại Truyền hình tại 2 khu vực xã Hương Hóa và Thanh Hóa để nhân dân ở vùng Thanh- Hương- Lâm được xem Truyền hình.

     Thời gian từ năm 1992- cuối năm 1999 Đài TT-TH huyện do Đài PTTH tỉnh quản lý toàn bộ về ngân sách tiền lương, kinh phí hoạt động và con người. Còn về sinh hoạt Đảng và đoàn thể do huyện quản lý, đến thời điểm này Đài TTTH huyện được biên chế có 11 người.

     Trong những năm tiếp theo thực hiện chương trình đưa thông tin về cơ sở,  hầu hết nhân dân các xã trong huyện đều được cấp Radio, đầu tư xây dựng các trạm truyền thanh không dây (máy phát FM), Trạm truyền hình Mini, Máy thu hình (tivi),v.v. vì vậy thời điểm đến năm 2008 trên địa bàn huyện Tuyên Hóa diện phủ sóng phát thanh đạt 95% và truyền hình 80%.

       Với yêu cầu của công tác tuyên truyền, Đài đã đẩy mạnh xây dựng về nội dung. Mặc dù biên chế phóng viên của Đài quá ít lại phải đảm nhiệm một khối lượng công việc hết sức nặng nề. Vừa làm nhiệm vụ viết tin, bài, xây dựng chương trình phát thanh, xây dựng tin, phóng sự truyền hình để tuyên truyền trên địa bàn huyện lại phải gửi bài chương trình phát thanh, tin, phóng sự truyền hình gửi về phát trên sóng Đài PTTH tỉnh. Về kỹ thuật, ngoài việc đảm nhiệm việc phục vụ tại trạm trung tâm huyện, cán bộ phải luân phiên nhau để trực tại các cơ sở như khu vực Mai Hóa, Hương Hóa, Thanh Hóa, v.v . Tuy trong điều kiện hết sức khó khăn con người ít, kinh phí hoạt động lại hạn chế nhưng tất cả cán bộ trong đơn vị đều yên tâm phục vụ. Từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của huyện cũng như nhu cầu nghe, nhìn của các tầng lớp nhân dân trong huyện.

       Từ năm 1999-2008, Đài TT-TH huyện lại có chủ trương thay đổi về phân cấp quản lý, chuyển từ Đài PTTH tỉnh về huyện. Chế độ tiền lương, kinh phí hoạt động tổ chức bộ máy và chế độ sinh hoạt Đảng và các đoàn thể đều do Huyện quản lý. Về tổ chức bộ máy của Đài gồm có 13 đồng chí. Đ/c Nguyễn Hải Đô – Trưởng đài; đ/c Nguyễn Xuân Tình – PV, chuyển từ Đài Minh Hóa về Đài Tuyên Hóa tháng 3 năm 2003 và được bổ nhiệm Phó trưởng Đài TT – TH Tuyên Hóa.

       Tháng 6/2005 được huyện quan tâm, trụ sở của Đài TT-TH huyện được đầu tư xây dựng mới, hoàn thành và đưa vào sử dụng từ giữa năm 2007 với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng. Các trang thiết bị hiện đại được đầu tư, tăng cường. Về thiết bị kỹ thuật được xây lắp cột ANTEN tự đứng cao 70m. Máy phát truyền hình được nâng cấp từ 200w lên 1kw. Máy phát thanh FM từ 200w lên 1kw đảm bảo nhu cầu nghe nhìn cho nhân dân trong huyện. Trang cấp Camera kỹ thuật số và một số trang thiết bị cần thiết như bộ dựng sản xuất chương trình bằng máy vi tính, bộ vi tính truyền dẫn phát sóng… đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

       Đến tháng 4/2008 đồng chí Nguyễn Xuân Tình – được bổ nhiệm làm Trưởng đài. đ/c Trần Thị Tuyến được bổ nhiệm Phó trưởng Đài- Phụ trách công tác Nội dung; đ/c Đoàn Hạnh Phúc được bổ nhiệm phó Trưởng Đài – Phụ trách công tác kỹ thuật. Thời điểm này cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư, trang bị, từng bước hiện đại hóa các phương tiện kỹ thuật, nhờ đó Đài TTTH Tuyên Hóa đã có điều kiện tích cực đổi mới nội dung, cải tiến kỹ thuật từng bước nâng cao chất lượng các chương trình. Cánh sóng của Đài không ngừng vươn xa đem đến mỗi nhà, mỗi người những thông tin hữu ích.

         Với sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, Đài đã lớn mạnh không ngừng. Về Truyền hình: Đã có 07 máy phát hình tại 5 trạm, phát 3 kênh VTV1, VTV3, VTQB. Về phát thanh 02 máy phát tiếp sóng Đài TNVN, Đài PTTH QB ( 01 máy phát FM: 2KW tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam).

        Về sản xuất chương trình, năm 2008 dừng việc sản xuất chương trình Phát thanh bằng băng từ truyền thống để chuyển sang công nghệ số. Năm 2010 các chương trình Truyền hình cũng được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật số. Cải tiến các Camera ghi hình bằng băng từ chuyển sang ghi hình bằng thẻ nhớ. Thiết lập đường truyền tín hiệu trực tiếp chương trình với đài tỉnh và triển khai dựng chương trình bằng phi tuyến tính đã góp phần nâng cao tính thời sự. Có thể nói đây là một tiến bộ vượt bậc của TTTH Tuyên Hóa. Chính điều này đã mở ra hướng tiếp cận mới trong cách thức làm báo chí điện tử hiện đại theo hướng nhanh, nhậy, kịp thời.

       Từ tháng 9/2016 đến nay đ/c Nguyễn Minh Thụ- nguyên Trưởng phòng VHTT huyện được UBND huyện điều động về làm trưởng Đài TTTH huyện. Các đồng chí Trần Thị Tuyến, Đoàn Hạnh Phúc giữ chức vụ phó trưởng Đài. Biên chế cán bộ gồm có 20 đồng chí, trong đó có 01 công chức, 16 viên chức, 03 hợp đồng lao động trong biên chế.

         Xác định yếu tố con người đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng tác phẩm phát thanh, truyền hình nên mỗi cán bộ, phóng viên, biên tập viên tích cực tham gia các lớp nâng cao LLCT, chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi, trau dồi kiến thức phục vụ công tác. Đến nay Đài có 20 cán bộ đạt chuẩn và trên chuẩn. (02 thạc sĩ 09 đại học, 02 cao đẳng, 7 trung cấp). Cùng với đội ngũ cán bộ, phóng viên, Đài TTTH cũng mở rộng mạng lưới cộng tác viên từ các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, trường học nhằm phản ánh nhanh chóng, kịp thời các sự kiện ở cơ sở đáp ứng nhu cầu nghe, nhìn của nhân dân trên địa bàn.

        Nhìn chung, trong quá trình hoạt động, thực hiện nội dung, chương trình, Đài PT-TH đã bám sát định hướng tuyên truyền của huyện ủy, UBND, Ban Tuyên giáo huyện ủy. Đồng thời bám sát cơ sở, phát hiện nhân tố mới. Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. Trên cơ sở đó đề ra kế hoạch tuyên truyền bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong đó: Tập trung tuyên truyền các sự kiện quan trọng của huyện; Các phong trào thi đua yêu nước góp phần phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh… Đặc biệt từ những năm 2010 đến nay, để chuyển tải tốt nhất chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân, đồng thời thu hút bạn nghe đài, Đài tập trung đổi mới cả về nội dung, hình thức thể hiện và kỹ thuật sản xuất; sử dụng đa dạng và linh hoạt các thể tài báo chí như tin, bài phản ánh, phóng sự, phỏng vấn, tường thuật trực tiếp PT,…

       Công tác tuyên truyền đã đạt những kết quả tích cực, từ chỗ mỗi tuần chỉ sản xuất 3 chương trình phát thanh khi mới thành lập, đến nay mỗi tuần Đài đã sản xuất và phát sóng được 6 chương trình phát thanh và sản xuất 1-2 chương trình truyền hình. Hàng tháng thực hiện hai trang tin truyền hình và hai chương trình phát thanh và trên 30 tin gửi phát trên sóng Đài tỉnh. Hàng năm các trạm kỹ thuật đã thực hiện: 14.670 giờ tiếp sóng Đài truyền hình trung ương (kênh VTV1 và VTV3) tiếp sóng truyền hình Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Quảng Bình; 955 giờ tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam; Phát 48 giờ chương trình phát thanh và 72 giờ chương trình truyền hình địa phương. Diện phủ sóng phát thanh đạt 90% và truyền hình 80%. Ngoài ra Đài xây dựng một trang web truyenhinhtuyenhoa.com đăng tải các tin, bài truyền thanh, truyền hình và nhiều thông tin hữu ích phục vụ bạn đọc và xem truyền hình.

        Hầu hết thông tin, sự kiện diễn ra trong huyện cơ bản được phát sóng kịp thời. Nhiều chuyên mục trong tuần, trong tháng của Đài đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với nhiều người dân nơi đây. Điển hình như các chuyên mục: Xây dựng Đảng; Pháp luật và đời sống; xây dựng nông thôn mới; Bạn của nhà nông; Dân số và phát triển; Đại đoàn kết toàn dân; Khuyến học khuyến tài… Bên cạnh đó Đài còn mở nhiều chuyên đề, chuyên mục bám sát từng thời điểm để tuyên truyền các sự kiện lớn của đất nước và địa phương. Sự phản ánh thông tin kịp thời, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của Đài suốt những năm qua đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, khơi dậy phong trào thi đua yêu nước trong từng cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân. Sự nhiệt huyết, tình yêu nghề của đội ngũ những người làm ngành TT-TH ở huyện đã góp phần tích cực vào sự đổi mới, vươn lên của quê hương, đất nước. Tình yêu nghề cũng sẽ là động lực giúp họ vượt qua mọi khó khăn để mang những nguồn thông tin quý giá đến với mỗi nhà, mỗi người.

      Trong quá trình Đài TT-TH huyện Tuyên Hóa được thành lập và hoạt động, qua từng giai đoạn lịch sử trên 50 năm, dù trong hoàn cảnh nào chiến tranh ác liệt cũng như sau hòa bình xây dựng. Tập thể cán bộ của Đài đã luôn luôn phát huy tinh thần tự lực tự cường, khắc phục vượt mọi khó khăn gian khổ hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao một cách xuất sắc. Hàng năm tham dự liên hoan phát thanh truyền hình toàn tỉnh đều đạt giải cao. Với những thành tích đạt được, trong nhiều năm qua Đài TT-TH huyện Tuyên Hóa được Bộ văn hóa thông tin, Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, UBND tỉnh tặng nhiều cờ Đơn vị thi đua xuất sắc, nhiều bằng khen, giấy khen. Cán bộ, nhân viên trong đơn vị hằng năm được công nhận chiến sĩ thi đua cơ sở, danh hiệu tiên tiến và được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của Trung ương, của tỉnh, huyện. Chi bộ hằng năm được cấp trên công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh. Có nhiều đ/c được tặng huy chương vì “sự nghiệp phát thanh truyền hình”.

        Từ ngày thành lập đến nay, 52 năm đã trôi qua, cùng với nền báo chí cách mạng Việt Nam, cùng với ngành PTTH cả nước, cả tỉnh, Đài TTTH huyện đã không ngừng phát triển lớn mạnh. vẫn là “người” đi tiên phong, chủ động, tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân, củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cổ vũ động viên phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất và học tập xây dựng cuộc sống mới.  Công tác tuyên truyền đã, đang góp phần kiến tạo bầu không khí dân chủ trong xã hội, ngày càng thể hiện tốt hơn vai trò vừa hướng dẫn dư luận xã hội, tham gia có hiệu quả phản biện xã hội vừa góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

      Trong bối cảnh hiện nay, công tác tuyên truyền ngày càng có ảnh hưởng và tác động to lớn, nhanh nhạy tới nhận thức, tình cảm và thái độ của nhân dân, tới tình hình chính trị, kinh tế, an ninh quèc phßng ë ®Þa ph­¬ng. Chính vì vậy trách nhiệm của người làm công tác TT-TH cũng nặng nề hơn.  Để sự nghiệp Truyền thanh – Truyền hình trên địa bàn huyện phát triển, thực sự là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là ngọn cờ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa , thËt sù lµ một kênh thông tin bổ ích, thiết thực, hấp dẫn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới và phát triển của địa phương, Đài tiếp tục đầu tư trên tất cả các lĩnh vực từ cơ sở vật chất đến con người, từ thiết bị kỹ thuật đến kỷ năng tuyên truyền cho cán bộ của ngành, cũng như các cộng tác viên trong huyện. Để xứng đáng là chiến sỹ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân, phải xây dựng lập trường chính trị vững vàng, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, kỹ năng làm báo, giữ vững sự trong sáng của đạo đức nghề nghiệp trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. rèn luyện tính trung thực, khách quan, đề cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân trong nghề nghiệp.

 

ĐÀI TT-TH TUYÊN HÓA

 

 NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐÀI

QUA CÁC THỜI KỲ         

Năm 1991:  – Cờ đơn vị thi đua xuất sắc của tỉnh

                    – Bằng khen của UBND tỉnh

Năm 1993:  – Cờ đơn vị thi đua xuất sắc của tỉnh

                    – Bằng khen của UBND tỉnh

Năm 1995:  – Cờ đơn vị thi đua xuất sắc của tỉnh

                   – Bằng khen của UBND tỉnh

Năm 1996:  – Cờ đơn vị thi đua xuất sắc của tỉnh

                   – Bằng khen của UBND tỉnh

                   – Năm 2000, 2001, 2003, 2005 được UBND tỉnh tặng bằng khen.

                   – Năm 2006, 2007 được UBND huyện tặng bằng khen.

– Năm 2008, 2009 được UBND huyện tặng danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.

– Năm 2010 được UBND tỉnh tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc

– Năm 2011 được UBND huyện tặng giấy khen

– Năm 2012 được UBND huyện tặng giấy khen

– Năm 2013 được UBND huyện tặng giấy khen

– Năm 2014 được UBND huyện tặng giấy khen

– Năm 2015 được UBND huyện tặng giấy khen

– Năm 2016 được UBND huyện tặng danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.

 Danh sách cán bộ của Đài TT-TH huyện qua các thời kỳ

Từ năm 1965 – năm 2017

TT Họ và Tên Chức vụ nghề nghiệp Quê quán Ghi chú
1 Trương Hữu Trược Trưởng Đài Châu Hóa, Tuyên Hóa Hưu tại Châu Hóa, Tuyên Hóa
2 Nguyễn Hải Đô Trưởng Đài Cao Quảng, Tuyên Hóa Hưu tại Cao Quảng, Tuyên Hóa
3 Đinh Luật Đàn Trưởng Đài Minh Hóa Hưu
4 Nguyễn Minh Đức Trưởng Đài Thuận Hóa, Tuyên Hóa Hưu (Chết tại Bố Trạch)
5 Đinh Thanh Niêm Trưởng Đài Quy Đạt, Minh Hóa Hưu tại Minh Hóa
6 Đinh Thị Phương Đóng PTV Quy Đạt, Minh Hóa Hưu tại Minh Hóa
7 Trần Thị Phê PTV Lê Hóa, Tuyên Hóa Nghỉ hưu tại TT Đồng Lê
8 Đinh Minh Mận Trưởng Đài Hồng Hóa, Minh Hóa Hưu (Chết tại Lê Hóa, Tuyên Hóa)
9 Mai Xuân Diện Kỹ thuật Quảng Sơn, Quảng Trạch Hưu tại Ba Đồn
10 Nguyễn Quang Truyền KT Lục Nam, Hà Bắc Hưu (chết tại Huế)
11 Phan Thị Hồng PV-BT-PTV Quảng Lưu, Quảng Trạch Chết tại Đồng Lê
12 Đoàn Xuân Ngạn KT Thuận Hóa, Tuyên Hóa Hưu tại Đồng Lê, Tuyên Hóa
13 Đinh Thị Thảo KT Hóa Hợp, Minh Hóa Nghỉ hưu tại Minh Hóa
14 Trần Thị cảnh PTV Yên Hóa, Minh Hóa Đi miền Nam( kinh tế mới)
15 Trần Thị Lành KT Phong Hóa, Tuyên Hóa Nghỉ hưu tại Minh Hóa
16 Cao văn Hồng PV Trung Hóa, Minh Hóa Nghỉ hưu tại Minh Hóa
17 Cao Văn Hường KT Hóa Hợp, Mai Hóa Nghỉ hưu tại Minh Hóa
18 Trương Quang  Đạt KT Tân Hóa, Mai Hóa Nghỉ hưu tại Minh Hóa
19 Đinh Hữu Dục KT Yên Hóa, Mai Hóa Nghỉ hưu tại Minh Hóa (chết)
20 Đinh Minh Điều KT Xuân Hóa, Minh Hóa Chuyển về Đài Minh Hóa, trưởng Đài
21 Phan Thị Lê PV Quảng Lưu, Quảng Trạch Chuyển về Đài PTTH tỉnh Quảng Bình
22 Lê Nhớ Mãi KT Hải Lăng, Quảng Trị  
23 Trần Thị Thảo Kế toán Quy Đạt, Minh Hóa  
24 Cao Xuân Quyền KT Mai Hóa, Tuyên Hóa Hưu tại Mai Hóa, Tuyên Hóa
25 Nguyễn Văn Sơn KT, PV Thạch Hóa, Tuyên Hóa Chuyển công tác
26 Phạm Hữu Lai KT Sơn Hóa, Tuyên Hóa  
27 Đinh Văn Thiết KT Hương Hóa, Tuyên Hóa  
28 Đoàn Hạnh Phúc P.Trưởng Đài Đồng Hóa, Tuyên Hóa  
29 Đoàn Hồng Phong KT Phong Hóa, Tuyên Hóa  
30 Trần Thị Tuyến P.Trưởng Đài Phong Hóa, Tuyên Hóa  
31 Nguyễn Xuân Tình Trưởng Đài Tiến Hóa, Tuyên Hóa Chuyển đến Phòng VHTT huyện TH-Trưởng phòng
32 Trần Văn Tâm KT Tiến Hóa, Tuyên Hóa Nghỉ hưu tại Mai Hóa
33 Hồ Ngọc Sơn KT Phong Hóa, Tuyên Hóa Nghỉ chế độ tại xã Phong Hóa, TH (chết)
34 Trần Đức Thọ KT Tiến Hóa,Tuyên Hóa.  
35 Trần Văn Tư PV Sơn Hóa, Tuyên Hóa  
36 Võ Đức Hoài PV Thạch Hóa, Tuyên Hóa Chuyển đến Btg Huyện ủy TH
37 Hà Thị Thủy PV Đức Hóa, Tuyên Hóa  Chuyển về UBND huyện
38 Hồ Thị Hoài Thi PV Phong Hóa, Tuyên Hóa Chuyển đến Đài TTTH Quảng Trạch
39 Hoàng Thị Mai Phương PV Thị trấn Đồng Lê Chuyển đến VP UBND Thành phố Đồng Hới
40 Nguyễn Minh Thụ Trưởng Đài Bố Trạch  
41 Nguyễn Thị Lệ Hằng PV Châu Hóa, Tuyên Hóa Chuyển đến Đài Thị xã Ba Đồn
42 Trần Quốc Hoàn KT Đồng Hóa, Tuyên Hóa  
43 Trương Thị Thúy Hằng PV Thạch Hóa, Tuyên Hóa  
44 Nguyễn Hoài Phương PV Cao Quảng, Tuyên Hóa  
45 Cao Trương Phi KT Thạch Hóa, Tuyên Hóa Chết
46 Phạm Tuấn Anh PV Lê Hóa  
47 Võ Đức Thông Kế toán Kim Hóa, Tuyên Hóa  
48 Nguyễn Thế Nam PV Tiến Hóa, Tuyên Hóa  
49 Nguyễn Duy Hoà KT Quảng Phong, Ba Đồn  
50 Nguyễn Thị Thương Huyền PV Đồng Hóa, Tuyên Hóa  
51 Cao Thị Thùy Nhung PV Mai Hóa, Tuyên Hóa  
52 Hoàng Gia Tăng KTV Thanh Hóa, Tuyên Hóa Chết

ĐÀI TT– TH TUYÊN HÓA

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây