Tính đến thời điểm này, toàn huyện có trên 550ha lúa bị nhiễm sâu bệnh. Trong đó, nhiều nhất là bệnh khô đầu lá với 420 ha ở các xã Mai Hoá, Phong Hoá, Đức Hoá, Thạch Hoá, Đồng Hoá, Tiến Hoá, Châu Hoá, Cao Quảng, Sơn Hoá, Kim Hoá… Tỷ lệ bệnh từ 30-40%, nơi cao từ 60-80%; bệnh đạo ôn lá 93ha ở các xã Hương Hoá, Thanh Hoá, Lâm Hoá, Phong Hoá, Sơn Hoá, Thuận Hoá, Đồng Hoá, Thạch Hoá, Đức Hoá, Kim Hoá, Cao Quảng… Tỷ lệ bệnh từ 7-10%, nơi cao từ 15-20%, cấp bệnh phổ biến từ 3-5, cục bộ cấp 7-9; bệnh đốm sọc vi khuẩn 22 ha ở các xã Mai Hoá, Tiến Hoá, Châu Hoá, Văn Hoá, Thạch Hoá, Đồng Hoá, Kim Hoá… Tỷ lệ bệnh 15-20%, cấp bệnh phổ biến từ 1-3. Ngoài ra, tại một số địa phương cũng xuất hiện rầy nây, rầy lưng trắng với diện tích khoảng 17ha ở các xã Tiến Hoá, Mai Hoá, Thạch Hoá…Mật độ phổ biến từ 200-300 con/m2.
Để phòng trừ sâu bệnh, thời gian qua các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương cùng người dân đã vào cuộc nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Tuy nhiên tình hình sâu bệnh vẫn chưa giảm mà còn có chiều hướng lan rộng. Ngày 08/4, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện đã trực tiếp kiểm tra tại các địa phương và chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Môi trường, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với các xã, thị trấn kiểm tra, đánh giá tình hình, xác định các loại sâu bệnh trên từng chân ruộng để hướng dẫn người dân các biện pháp phòng trừ hiệu quả, đặc biệt là đối với bà con đồng bào dân tộc tại hai xã Thanh Hóa và Lâm Hóa.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện cũng chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để bà con nông dân chủ động thăm đồng, nắm tình hình sâu bệnh gây hại trên các loại cây trồng, chủ động phòng trừ một cách kịp thời, hiệu quả.
Văn Tư
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn