Huyện Tuyên Hóa: Đến năm 2025, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 305 tỷ đồng

Thứ sáu - 09/04/2021 22:43
Đó là mục tiêu đặt ra của Đề án Phát triển chăn nuôi tập trung giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Tuyên Hóa được UBND huyện ban hành ngày 05/01/2021 kèm theo Quyết định số 11/QĐ-UBND.
Đề án nhằm phát triển ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, đồng thời nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ; tập trung cải tạo và nâng cao chất lượng giống, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến, an toàn sinh học; tăng cường công tác thú y, phòng, chống dịch bệnh; xây dựng hệ thống cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo vệ sinh thực phẩm, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi góp phần giảm nghèo bền vững...

Mục tiêu của Đề án là đến năm 2025, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 305 tỷ đồng (chiếm 55% trong sản xuất nông nghiệp); sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 7.860 tấn, trong đó gia súc 6.400 tấn, gia cầm 1.460 tấn; xây dựng được ít nhất 10 vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; duy trì và phát triển 11 trang trại chăn nuôi hiện có, xây dựng mới 10 trang trại chăn nuôi tập trung; đàn bò 16.000 con; đàn lợn 25.000 con; đàn gà 390.000 con; xây dựng 01 lò ấp giống gia cầm với công suất 3.000 - 5.000 con/01 lần ấp; xây dựng 02 cơ sở giết mổ tập trung, 01 cơ sở giết mổ, ướp lạnh và cấp đông gà; chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả sang thâm canh trồng cỏ và các cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khoảng từ 70 - 100 ha; xây dựng 01 chợ buôn bán gia súc, gia cầm.

Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, Đề án đưa ra một số giải pháp trọng tâm, đó là: Quy hoạch chăn nuôi phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng vùng; bảo đảm chất lượng nguồn nước cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi; khuyến khích các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học vào lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, giết mổ, chế biến và xử lý môi trường chăn nuôi; xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; nâng cấp hệ thống kiểm dịch động vật; cải tiến tầm vóc đàn bò, đàn lợn; tổ chức lại hệ thống giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm; tạo hành lang pháp lý, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo hướng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm...

N.Q

Nguồn tin: www.quangbinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây